Các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sẽ giúp các bậc cha mẹ không bị mất phương hướng khi giáo dục con cái của mình. Từ đó, xây dựng trước cho trẻ nền móng giao tiếp và tư duy nhạy bén trong tương lai. Vậy có các phương pháp nào hiệu quả để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non? Mời các bạn đọc tham khảo một số phương pháp mà Vnedu gợi ý trong bài viết dưới đây .
10 phương pháp hiệu quả giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển giao tiếp ở trẻ em. Dưới đây là 10 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non dễ áp dụng nhất, giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả.
Dạy trẻ nghe, nói đúng và chuẩn
Khi bé bắt đầu bập bẹ tập nói, các bậc cha mẹ nên chủ động dõi theo và chỉnh sửa cách nói cũng như ngữ điệu đúng và chuẩn cho trẻ. Việc này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho trẻ để phát triển ngôn ngữ tốt hơn trong tương lai.
Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng bé trong giai đoạn bé tập nói. Đồng thời, cần lưu ý một số điều sau có thể tăng sự linh hoạt khi sử dụng từ ngữ của bé:
- Nói chậm và ưu tiên sử dụng câu ngắn để bé có thời gian xử lý thông tin và hiểu được một cách rõ ràng.
- Giao tiếp bằng mắt và tốt hơn hết là nên nói chuyện ở vị trí ngang tầm mắt của trẻ.
- Tập trung lắng nghe trẻ và không nên chen ngang khi trẻ đang nói.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp với trẻ để tăng khả năng linh hoạt trong tư duy của trẻ.
Cho bé nghe nhiều bài hát
Nghe nhạc sẽ kích thích sự phát triển của não bộ, khả năng tư duy và cảm thụ âm nhạc của trẻ. Từ đó, giúp bé có vốn ngôn ngữ đa dạng và vận dụng cũng linh hoạt hơn.
Ngoài ra, khi nghe nhạc, trẻ thường có xu hướng ghi nhớ nhanh hơn so với việc học truyền thống. Đặc biệt là các bài hát vui nhộn, ca từ có vần điệu, sẽ kích thích não bộ của bé vận động hiệu quả. Một số ca khúc các cha mẹ có thể tham khảo như: “Mẹ ơi tại sao?”, “Bài ca tôm cá”, “Mẹ ơi con biết”, “Chiếc bụng đói”,….
Cha mẹ thường xuyên kể chuyện và đọc sách cho bé
Việc đọc sách và kể chuyện là cách hiệu quả để giúp trẻ học từ vựng theo các chủ đề. Đồng thời, khi nghe bố mẹ kể chuyện, bé cũng học được cách diễn đạt và sắp xếp câu chữ trong giao tiếp.
Cha mẹ mẹ nên ưu tiên lựa chọn những cuốn sách, những câu chuyện đơn giản, phù hợp với độ tuổi của bé. Sau khi đọc sách cho trẻ, cha mẹ nên dẫn dắt con kể lại câu chuyện để con luyện tập khả năng ghi nhớ và vận động não bộ.
Những cuốn sách mà các cha mẹ có thể lựa chọn như: Bé tập kể chuyện, Bé tập kể chuyện, bộ truyện Chuột Típ, bộ sách Một vạn câu hỏi vì sao,…
Khuyến khích bé tham gia các hoạt động nghệ thuật
Trong giai đoạn trẻ đang phát triển ngôn ngữ, phụ huynh có thể khuyến khích trẻ tham gia một số hoạt động nghệ thuật như: đọc thơ, ca hát, vẽ tranh… Vừa giúp bé cải thiện từ vựng và khả năng phát âm, vừa là cơ hội để cha mẹ tìm ra năng khiếu của bé.
Cụ thể, các hoạt động liên quan tới âm nhạc sẽ giúp con phát triển khả năng tư duy, cảm thụ âm nhạc và nhận diện ngôn từ. Trong khi đó, những hoạt động vẽ tranh sẽ giúp bé phát huy trí tưởng tượng và tăng khả năng quan sát. Tất cả những điều này sẽ là nền tảng cho bé giao tiếp tốt hơn trong tương lai.
Xem thêm: >>> Cha mẹ có nên cho trẻ tập viết sớm? Đâu là độ tuổi phù hợp
Khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn
Thực hành nhiều là cách để cải thiện một kỹ năng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Vì vậy, các cha mẹ nên động viên bé giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh. Việc đó sẽ giúp trẻ tăng sự tự tin và sử dụng ngôn từ linh hoạt hơn.
Ngoài ra, cha mẹ nên tạo cơ hội cho con tham gia các hoạt động nhóm để trẻ được giao tiếp nhiều hơn. Hơn nữa, hoạt động theo nhóm cũng giúp trẻ được nói lên suy nghĩ của bản thân, được học cách thương lượng và trình bày vấn đề với mọi người. Vậy nên, đây cũng là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đang được nhiều phụ huynh áp dụng ngày nay.
Rèn các kỹ năng về đọc viết
Khi trẻ lên 3 tuổi là thời điểm tốt nhất để phát triển khả năng ngôn ngữ, bao gồm cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Ở giai đoạn này, trẻ đã nhận diện được hình ảnh, kí hiệu chữ viết và có thể cầm bút để sao chép hoặc tô màu. Vậy nên, cha mẹ có thể tạo nhiều cơ hội cho bé được rèn luyện và sáng tạo.
Khi trẻ được 4 – 5 tuổi sẽ là giai đoạn tập đọc theo khả năng của mình. Cha mẹ chỉ cần rèn luyện cho bé cách đọc đúng các kí tự chữ cái. Sau đó, động viên bé tự đọc và viết câu chữ hoàn chỉnh để bé không bị bỡ ngỡ khi vào môi trường Tiểu học.
Tạo cơ hội cho bé phát triển ngôn ngữ thứ 2
Trong thời đại ngày nay thì việc học ngôn ngữ thứ 2 là vô cùng cần thiết. Vậy nên, nếu có thể, cha mẹ nên cho bé có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 từ sớm. Việc này sẽ giúp trẻ phát triển sự linh hoạt trong giao tiếp, tăng vốn từ vựng.
Ngoài ra, việc học ngôn ngữ thứ 2 cũng là cơ hội để trẻ được hiểu biết thêm về những nền văn hóa khác và lối sống phát triển ở các nước khác. Cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đến những nơi sử dụng cùng lúc cả tiếng Việt và ngôn ngữ thứ hai để khuyến khích trẻ giao tiếp bằng hai thứ tiếng.
Tạo cơ hội cho bé khám phá âm thanh và nhạc cụ
Trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, thính giác của trẻ rất nhạy bén. Do đó, các phụ huynh hãy tích cực tạo nên những hoạt động âm nhạc thú vị như nhảy múa, ca hát…
Việc này sẽ kích thích trẻ hát theo và nhún nhảy theo âm nhạc. Qua đó, sẽ tạo cơ hội cho trẻ tương tác với môi trường sôi động hơn, từ đó gia tăng sự linh hoạt trong giao tiếp.
Cho con tham gia các trò chơi về từ vựng
Những trò chơi từ vựng phổ biến hiện nay là sử dụng flashcard, ghép từ, hát theo nhạc hoặc những hoạt động tương tự khác. Các cha mẹ nên động viên trẻ tham gia năng nổ vào các trò chơi để có thể nhìn, nghe và ghi nhớ từ vựng nhanh chóng.
Các trò chơi từ vựng thường được thiết kế theo chủ đề khác nhau như gia đình, động vật, thực phẩm, màu sắc… Do đó, cũng sẽ kích thích sự hiếu học và sáng tạo của bé một cách hiệu quả.
Tạo môi trường giàu động từ
Tạo môi trường “giàu động từ” cũng là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả. Khi cha mẹ giao tiếp với con, hãy ưu tiên sử dụng nhiều động từ trong câu nói. Thay vì sử dụng nhiều các từ chỉ vật thể, phụ huynh hãy ưu tiên đề cập đến các động từ như “chạy”, “nhảy”, “đi”, “đứng”, “bước”… để giúp trẻ hiểu cách sử dụng chúng đúng ngữ cảnh.
Lưu ý khi áp dụng phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Khi lựa chọn phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, các phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để có thể rèn luyện giao tiếp cho con một cách hiệu quả:
- Các cha mẹ có thể kết hợp linh hoạt các phương pháp trên để quá trình giáo dục ngôn ngữ cho con không bị quá nhàm chán và gò bó.
- Không nên thúc ép con quá sức của mình mà thay vào đó, cha mẹ nên dựa theo khả năng và lứa tuổi của con mình để lựa chọn phương pháp và cách dạy cho phù hợp.
- Khi con bước vào giai đoạn tiền tiểu học, các phụ huynh nên đồng hành cùng con để giúp con làm quen với các con số và bảng chữ cái. Đây là giai đoạn rất quan trọng của quá trình phát triển tư duy và nhận thức của trẻ.
- Không sử dụng những câu nói dung tục hay các cử chỉ thô bạo trong quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Bởi vì trẻ em là bản sao của người lớn nên nếu không muốn con lớn lên có tính tình nóng nảy thì cha mẹ nên chú ý trong cách nói chuyện của mình.
- Luôn thể hiện tình yêu thương với trẻ bằng những ngôn từ tích cực, đồng thời, luôn lắng nghe con và tôn trọng quan điểm của con nếu có thể.
Trên đây là những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mà Vnedu muốn chia sẻ đến các bậc cha mẹ. Hy vọng qua bài viết này, các phụ huynh có thể tìm được phương pháp phù hợp để áp dụng trong quá trình giáo dục con cái của mình.
Để lại một bình luận