Cách xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 năm học 2023 – 2024 như thế nào đang là nội dung được nhiều người quan tâm. Đánh giá và xếp loại học lực của học sinh trong quá trình học tập là một yếu tố quan trọng phản ánh hiệu quả học tập của học sinh trong một năm học. Tuy nhiên, mỗi cấp bậc lại có quy định đánh giá xếp loại học lực khác nhau. Ngoài ra quy định xếp loại học lực còn có sự đổi mới trong những năm gần đây. Vậy để hiểu rõ hơn về cách xếp loại học lực của học sinh các cấp 1, 2, 3 hãy theo dõi bài viết sau đây của Vnedu nhé!
Cách xếp loại học lực cấp 1 – Tiểu học chi tiết
Cách xếp loại học lực các lớp 2, 3, 3, 4 Tiểu học được hướng dẫn chi tiết trong Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT. Học sinh Tiểu học được tiếp cận với kiến thức nhẹ nhàng hơn nên mức độ đánh giá năng lực ở mức tương đối. Cuối năm học giáo viên sẽ xếp loại học lực của từng học sinh dựa trên các tiêu chí:
- Quá trình tổng hợp kết quả đánh giá của từng môn học.
- Hoạt động giáo dục
- Dựa vào từng phẩm chất chủ yếu năng lực cốt lõi.
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá năng lực học sinh các lớp 1, 2, 3, 4 Tiểu học dựa theo 4 mức như sau:
Hoàn thành xuất sắc
Đây là mức đánh giá và xếp loại cao nhất. Điều kiện đánh giá như sau:
- Học sinh có kết quả đánh giá tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt.
- Phẩm chất năng lực đều phải đạt mức Tốt.
- Kết quả bài kiểm tra định kì cuối năm các môn đều đạt từ 9 điểm trở lên.
Hoàn thành tốt
Điều kiện để học sinh tiểu học xếp loại Hoàn thành tốt như sau:
- Học sinh chưa đạt được mức hoàn thành xuất sắc nhưng kết quả đánh giá tất cả các môn học và hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt.
- Các phẩm chất năng lực đều đạt mức Tốt.
- Kết quả bài kiểm tra định kì cuối năm học của tất cả các môn được 7 điểm trở lên.
Hoàn thành
Hoàn thành là mức sàn đặt ra cho học sinh lớp 1, 2, 3, 4 cấp Tiểu học cần vượt qua. Ngoài các điều kiện khác đảm bảo, học sinh khối 1, 2, 3, 4 đủ điều kiện lên lớp để học các kiến thức khác. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá xếp loại Hoàn thành:
- Học sinh chưa đạt xếp loại Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt. Tuy nhiên kết quả đánh giá các môn học cũng như các hoạt động giáo dục đều đạt mức Hoàn thành tốt và Hoàn thành.
- Phẩm chất năng lực đều đạt mức Tốt hoặc Đạt.
- Kết quả bài kiểm tra định kì cuối năm học tất cả các môn đều được 5 điểm trở lên.
Chưa hoàn thành
Xếp loại năng lực Chưa hoàn thành là những học sinh không thuộc các đối tượng nêu trên. Chưa hoàn thành đồng nghĩa với việc các em học sinh không đủ điều kiện để được lên lớp. Khi đó các em sẽ được điều chỉnh phương pháp học tập để nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức.
Với những học sinh lớp 5 xếp loại học lực vào năm 2023 – 2024 được đánh giá theo quy định tại Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT đã được sửa đổi bởi Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
Xem thêm: >>> Điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không?
Cách xếp loại học lực Cấp 2 – THCS
Xếp loại học lực Cấp 2 có sự khác biệt giữa khối 6, 7, 8 với khối 9. Cụ thể như sau:
Xếp loại học lực của học sinh lớp 6, 7, 8
Cách đánh giá và xếp loại học lực của khối Trung học cơ sở khác với Tiểu học. Theo quy định Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT xếp loại học lực của lớp 6, 7, 8 THCS như sau:
Mức Tốt
- Các môn học đều được đánh giá bằng nhận xét được đánh giá Đạt.
- Các môn học đều đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk và ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên. Trong đó tối thiểu phải có 6 môn học được từ 8.0 điểm trở lên.
Mức Khá
- Các môn học đều được đánh giá bằng nhận xét được đánh giá Đạt.
- Các môn học đều đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk và ĐTBmcn đạt từ 5,0 điểm trở lên. Trong đó tối thiểu phải có 6 môn học được từ 6,5 điểm trở lên.
Mức Đạt
- Mức Đạt có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá ở mức Chưa đạt.
- Phải có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng cả nhận xét kết hợp với đánh giá điểm số có điểm ĐTBmhk và ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên. Đồng thời không có môn học nào ĐTBmhk và ĐTBmcndưới 3,5 điểm.
Mức chưa Đạt
Các trường còn lại.
Xếp loại học lực của học sinh lớp 9
Quy định xếp loại học lực lớp 9 có nhiều tiêu chí hơn so với các lớp 6, 7, 8. Do đây là lớp cuối cấp cần được xét tuyển đánh giá chi tiết để lên lớp 10. Theo quy định Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT cách xếp loại học lực học sinh lớp 9 như sau:
Loại Giỏi
- Điểm trung bình của các môn học đều đạt từ 8,0 điểm trở lên. Trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán hoặc Ngữ văn phải đạt từ 8,0 điểm trở lên. Riêng đối với học sinh trường chuyên cần đảm bảo thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 điểm trở lên.
- Không có điểm trung bình của môn học nào dưới 6,5.
- Tất cả các môn đều được đánh giá bằng nhận xét Đạt.
Loại Khá
- Đảm bảo điểm trung bình cộng của tất cả các môn học đều đạt từ 6,5 điểm trở lên. Trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán hoặc Ngữ Văn được từ 6,5 điểm trở lên. Với học sinh trường chuyên cần đảm bảo thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên đạt từ 6.5 trở lên.
- Không có điểm trung bình của môn học nào dưới 5,0 điểm.
- Tất cả các môn đều được đánh giá bằng nhận xét Đạt.
Loại Trung bình
- Đảm bảo điểm trung bình cộng của tất cả các môn học đều đạt từ 5,0 điểm trở lên. Trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán hoặc Ngữ Văn được từ 5,0 điểm trở lên. Với học sinh trường chuyên cần đảm bảo thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên đạt từ 5,0 trở lên.
- Không có điểm trung bình của môn học nào dưới 3,5 điểm.
- Tất cả các môn đều được đánh giá bằng nhận xét Đạt.
Loại Yếu
Loại yếu có điểm trung bình các môn học từ 3,5 điểm trở lên và không có môn học nào dưới 2,0.
Loại Kém
Các trường hợp còn lại.
Cách xếp loại học lực Cấp 3 – THPT đầy đủ
Như đã đề cập ở trên xếp loại học lực các cấp 1,2,3 đều đã có sửa đổi mới vào năm 2024. Vậy để biết chính xác các bạn có thể xem thông tin dựa trên Quy định đã được ban hành và sửa đổi như sau:
Xếp loại học lực học sinh lớp 10, 11
Quy định xếp loại học lực lớp 10, 11 THPT tương tự như xếp loại học lực các lớp 6, 7, 8 THCS.
Xếp loại học lực học sinh lớp 12
Quy định xét lại học lực lớp 12 khác so với lớp 10 và lớp 11 bởi đây là khối lớp cuối cấp. Hơn nữa sau khi hoàn thành lớp 12, các bạn học sinh cần phải thực hiện kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia để xét tuyển vào các trường Đại học hoặc Cao đẳng. Nhiều trường Đại học, Cao đẳng còn dựa vào điểm số xếp loại của lớp 12 để xét tuyển sinh viên. Bởi vậy xếp loại học lực lớp 12 cực kỳ quan trọng.
Quy định xếp loại học lực của học sinh lớp 12 THPT tương tự như xếp loại học lực lớp 9 THCS. Tuy nhiên có một vài lưu ý khi xét học lực lớp 12 như sau:
- Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc trung bình cả năm đạt loại Giỏi nhưng có 1 môn học mà phải xuống loại Trung bình thì sẽ thay đổi xếp loại Khá.
- Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc trung bình cả năm đạt loại Giỏi nhưng có 1 môn học mà phải xuống loại Yếu thì sẽ thay đổi xếp loại Trung bình.
- Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc trung bình cả năm đạt loại Khá nhưng có 1 môn học mà phải xuống loại Yếu thì sẽ thay đổi xếp loại Trung bình.
- Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc trung bình cả năm đạt loại Khá nhưng có 1 môn học mà phải xuống loại Kém thì sẽ thay đổi xếp loại Yếu.
Tìm hiểu về quy định xét loại học lực quá quan trọng không?
Xếp loại học lực được xem là một hoạt động quan trọng để đánh giá khả năng học tập của học sinh cả năm. Căn cứ vào xếp loại học lực, giáo viên sẽ dễ dàng nhận biết được học sinh học giỏi môn học nào và học yếu môn nào. Từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp giúp các em nâng cao trình độ và định hướng chọn trường trong tương lai.
Các quy định xếp loại học lực của học sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: học lực, hạnh kiểm, chuyên cần và các môn đánh giá. Khi đã hiểu rõ về cách đánh giá năng lực, các bạn học sinh sẽ xây dựng thời gian biểu phù hợp và cải thiện phương pháp học tập của mình. Đặc biệt là chú trọng vào những môn yêu thích để nâng cao mức điểm cuối năm.
Trên đây là thông tin chi tiết về cách xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất năm 2024 cho các bạn tham khảo. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin về điểm thi, điểm học tập thì hãy truy cập trang web Vnedu để biết rõ hơn nhé!
Để lại một bình luận